Thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi

Thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi

16:48 - 15/07/2020

Bạn đang dự định nhập khẩu nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi? Bạn đang không biết cần chuẩn bị và làm những gì?

Quy định mới về kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu
Thủ tục nhập khẩu kính dán an toàn
THỦ TỤC XUẤT KHẨU GỖ VÁN ÉP (PLYWOOD) TỪ GỖ RỪNG TRỒNG

1 / CƠ SỞ PHÁP LÝ

  • Thông tư 04/2015/TT-BNNPTNT: Hướng dẫn Nghị định về mua bán hàng hóa trong lĩnh vực nông lâm nghiệp và thủy sản;
  • Thông tư 26/2012/TT-BNNPTNT: Danh mục tạm thời thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm được phép lưu hành tại Việt Nam;
  • Thông tư 66/2011/TT-BNNPTNT (Sửa đổi bằng Thông tư 50/2014) về quản lý thức ăn chăn nuôi.

2 / CHÍNH SÁCH VÀ THỦ TỤC

Câu hỏi đầu tiên bạn đặt ra là: khi muốn nhập khẩu một loại nguyên liệu sản xuất và thức ăn chăn nuôi, bạn cần làm thủ tục gì?

Trả lời: Tùy theo loại hàng cụ thể, mà thủ tục có sự khác nhau ít nhiều, bạn cần xác định Sản phẩm bạn đang dự định nhập khẩu đã có trong Danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam hay chưa?

Bạn có thể tra cứu trên Cổng thông tin dịch vụ trực tuyến của Bộ NN&PTNT. Trên Menu, có phần "DMTACN NHẬP KHẨU", bạn chọn tiếp: Theo thông tư 26/2012, hoặc Sau thông tư 26/2012

  • Trường hợp Sản phẩm nằm trong Danh mục

Khi hàng về cảng/cửa khẩu, bạn phải làm thủ tục đăng ký kiểm tra chất lượng với cơ quan chuyên ngành được chỉ định. Việc đăng kí trên đã được thực hiện trên Cổng thông tin mở cửa quốc gia. Ngoài ra, tùy theo loại hàng, bạn còn có thể phải làm thủ tục kiểm dịch động /thực vật với hàng có nguồn gốc động / thực vật. Cụ thể như sau:

- Một số mặt hàng nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi khi nhập khẩu phải làm kiểm dịch động vật: bột huyết, bột xương thịt, bột tôm, bột cá, bột lông vũ...Trước hết, bạn cần làm hồ sơ nộp cho Cục thú y (thức ăn gia súc, gia cầm) hoặc Tổng cục thủy sản (thức ăn cho tôm cá) để xin được kiểm dịch động vật (tạm gọi là xin Giấy phép kiểm dịch cho dễ nhớ). Sau khi có Giấy này, bạn việc với chi cục thú y, để lấy mẫu kiểm dịch tại cảng hoặc tại kho riêng (nếu hải quan đồng ý cho đem hàng về kho riêng bảo quản).

- Một số mặt hàng thường gặp: khô đậu, hạt đậu tương, hạt ngô...Làm hồ sơ nộp cho Chi cục kiểm dịch thực vật để được lấy mẫu tại cảng hoặc kho riêng, tương tự kiểm dịch động vật, nhưng bạn không cần xin giấy phép kiểm dịch như hàng động vật.

Sau khi có kết quả kiểm tra chất lượng từ cơ quan chuyên ngành mới được làm tiếp thủ tục hải quan và thông quan cho lô hàng.

Bộ chứng từ cần chuẩn bị:

  • Đơn đăng ký kiểm dịch động vật và kiểm tra chất lượng TACN
  • Giấy phép Kiểm Dịch Động Vật
  • Health gốc của lô hàng
  • Invoice, Packing, Bill, Hợp Đồng
  • CA, CO (nếu có)
  • Tiêu chuẩn cơ sở tự công bố.